Gian lận cân điện tử, cách nhận biết và kiểm tra

Khi sử dụng cân điện tử để giao dịch, nếu gặp tình huống cân thiếu/ sai sẽ dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Làm thế nào để nhận biết ?

✅ Gian lận cân điện tử, nỗi bức xúc của nhiều khách hàng:

Hiện nay, cân điện tử được sử dụng rộng rãi vì tính chính xác, tiện dụng và nhanh chóng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh từ nhỏ lẻ như cân bàn điện tử, cân thủy sản, cân tính tiền tại các cửa hàng thực phẩm đến quy mô lớn hơn là các trạm cân điện tử cân ô tôcân xe tải, cân móc cẩu tại cảng hàng hoá. Tâm lý chung của người sử dụng cân điện tử bao giờ cũng chính xác hơn cân cơ (cân lò xo) làm cho nhiều người rất tin tưởng thiết bị này. Tuy nhiên, khi sử dụng cân điện tử để giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa, không ít người lại gặp tình huống cân thiếu khối lượng dẫn đến thiệt hại không nhỏ về kinh tế.  Trong kinh doanh, trường hợp sử dụng cân gian lận đang là nỗi nhức nhối cho nhiều đơn vị và khách hàng. Bài viết này sẽ chỉ ra một số phương thức gian lận phổ biến làm sai lệch kết quả cân, các nhận biết, kiểm tra và hướng dẫn cách phòng tránh gian lận.

các loại cân điện tử

✅ Một số phương thức gian lận cân điện tử phổ biến:

Hiệu chuẩn, căn chỉnh cân sai lệch:

Phương thức thường gặp nhất để làm sai lệch kết quả cân là hiệu chuẩn căn chỉnh (calibration) cân không chính xác theo ý muốn người chủ cân. Cách này thường được thao tác bởi những người biết về cân và có quyền can thiệp kỹ thuật vào đầu hiển thị cân. Cách này đảm bảo chắc chắn cho chủ cân rằng sẽ không bị hớ như sử dụng các biện pháp khác vì cân luôn luôn sai lệch theo một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên đây cũng là cách dễ dàng bị phát hiện nhất vì nó thường chỉ áp dụng cho cân xuất hoặc cân nhập riêng biệt, khó lòng sử dụng cùng một cân để làm hai mục đích vừa mua vừa bán hàng.

Cách phát hiện và phòng tránh đơn giản nhất là mang theo một quả cân chuẩn hoặc một vật có khối lượng chuẩn (cân kiểm tra trước) để kiểm tra. Nếu cân sai lệch thì không mua/bán hàng hoặc yêu cầu sử dụng cân khác chính xác hơn. Ngoài ra có thể sử dụng chính khối lượng bản thân để kiểm tra (nhưng không chính xác lắm, trừ khi tỷ lệ sai lệch được cài đặt cao). Nếu là người vừa nhập vừa xuất hàng bắt buộc phải sử dụng hai cân khác nhau nên cũng dễ dàng để ý phát hiện được bằng cách cân cùng 1 mã trên 2 cân khác nhau.

Kê kích khung bàn cân, cầu cân:  

Đây là phương pháp khá đơn giản không cần can thiệp về mặt kỹ thuật để làm sai lệch kết quả cân bằng cách; kê kích vào khung sàn cân, nới lỏng bulong bắt loadcell (cảm biến lực) với khung bàn cân, hay vặn ốc chống quá tải, ốc chống xô lệch chạm vào khung cân. Cách này thường được sử dụng chính vì tính đơn giản của nó. Tuy nhiên để làm được điều này, việc hiểu rõ về từng dòng cân, cách thức bố trí và mức tải cân là khá quan trọng để chọn lựa vật liệu kê kích bàn cân phù hợp để "hô biến" một khối lượng hàng hóa mong muốn. Cách này thường áp dụng cho việc mua hàng vì khi kê kích bàn cân sẽ dẫn đến hụt khối lượng so với thực tế.

Để tránh bị lợi dụng cách này vào cân hàng hóa, khi cân hàng hoá Quý khách cần lưu ý; kiểm tra cân kỹ, không có vật thể lạ xung quanh bàn cân hoặc dưới cân, các ốc chống quá tải, chống xô không chạm vào khung cân, cân thử tải chuẩn (nếu có thể) trước khi cân hàng. - Sử dụng ít nhất là 2 cân để đối chứng (nếu có điều kiện).

Tác động vào phần mềm in phiếu cân

Đây cũng là phương thức hay được sử dụng tại các trạm cân điện tử hoặc cân được quản lý bằng phần mềm và in ra phiếu kết quả. Để thay đổi kết quả cân được in ra, người ta tác động vào phần mềm in phiếu cân để thay đổi phiếu kết quả in theo hướng có lợi cho người mua hoặc người bán. Để thực hiện được cách này, thông thường phải có sự đồng thuận giữa người giám sát cân hàng và người giao dịch mua bán hàng.

Cách phòng tránh: Sử dụng người có quyền lợi trực tiếp với hàng hóa và có trách nhiệm, tin cậy trong giám sát mua bán hàng, giám sát chéo lẫn nhau, sử dung ít nhất 2 giám sát viên cho mỗi lần cân bán hàng, so sánh kết quả cân hiển thị trên đầu cânkết quả trên phiếu cân, sử dụng cân của đơn vị mình hoặc của cơ quan đo lường nhà nước kiểm định vẫn còn hiệu lực.

Tác động tín hiệu vào hoặc ra của cân:

Đây là phương pháp làm sai lệch kết quả cân tinh vi. Sử dụng thiết bị điện tử gắn vào trong cân (hộp nối tín hiệu - junction box), trên cáp tín hiệu hoặc trong đầu cân (indicator) làm sai lệch kết quả thông qua điều khiển từ xa (Remote) nên rất khó phát hiện. Ngoài ra, cách này thường có thể điều khiển để khi kiểm tra cân vẫn ở chế độ cân chính xác nên rất khó phát hiện. Để hạn chế bị gian lận, quý khách hàng cần chú ý một số vấn đề như sau;

  • Không sử dụng cân do đối tác mang đến hoặc chỉ định (đối với cân ô tô),
  • Thường xuyên cân đối chứng, kiểm tra lại tổng khối lượng hàng trước khi xuất hoặc nhập kho

✅ Hỗ trợ và tư vấn phòng tránh gian lận cân điện tử, quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là một số phương pháp phổ biến nhằm làm sai lệch kết quả cân và những gợi ý về phương pháp kiểm tra. Công ty Cân điện tử Pro Việt Nam hi vọng bài viết này mang tới những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Nếu cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi. 

CÔNG TY TNHH CÂN ĐIỆN TỬ PRO VIỆT NAM

VPGD: Tầng 9, Tòa nhà Coma 125D Phố Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel:  (024) 3206 2011, 3206 2019   #  Hotline kỹ thuật : 0962 607570
Email: info@candientupro.com.vn

 

Đối tác Cân điện tử PRO

Zalo Sale 1
Zalo Sale 2
Zalo Sale 3